MS081 Nguyễn Linh Đan Lớp 5D
Nguyễn Linh Đan, học sinh lớp 5D, tết con đi Bảo Tàng Dân Tộc học, được tự tay nặn tò he, đi đường sách ở Bờ hồ và du xuân với hoa lá, hòa mình cùng thiên nhiên ạ
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 1)
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 1) Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo ven biển, xứ Thanh. Ngày tôi sinh, ông ngoại kể lại, pháo hạm của tàu chiến hạm đội 7 bắn vào đất liền suốt cả ngày. Những tàu dừa trúng đại bác giặc, xạc xuống gốc nhưng ngọn vẫn mọc thẳng lên trời. Trong một lần về thăm quê, chỉ xuống gốc một cây dừa nằm bên cạnh bờ ao, ông ngoại nói: đó là nơi chôn rau của cháu. Quê tôi nghèo. Quảng Xương là một trong những huyện đồng bằng nghèo nhất của tỉnh Thanh, xã tôi lại nằm ch&oacu...
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 2)
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 2) Sống già nửa đời người, đi đây đó khá nhiều nhưng không hiểu sao, mỗi lần về với quê ngoại, tôi đều có cảm giác rất gần gũi. Quê ngoại, với tôi không phải là mâm cao, cỗ đầy mà chính là sự ấm áp tình người của bà con nơi đây. Thường thì người Việt, ai nấy cũng "nội thân, ngoại thích" nghĩa là thiên về bên nội hơn. Nhưng với tôi, mọi việc không đơn thuần là thích quê nào hơn... Tôi sẽ không trốn chạy quá khứ mà ngược lại, tự hào nhiều về hàng dừa quê ngoại. Tự hào về những năm tháng sống và lớn lên ở Quảng Xương và không ngần ngại bảo rằng, tên tôi gắn với đất này. Làm sao lại phải quay lưng với mảnh đất chô...
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 3)
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 3) Khoai lang khô Không hiểu sao ở Thanh hóa lại nhiều khoai đến vậy, nhà nào cũng có vài chum đựng khoai khô. Khoai khô đã trở thành thứ lương thực không thể thiếu được của cậu mự tôi trong suốt những năm dài khó khăn thời bao cấp. Hai dãy chum trong nhà để khoai và lạc là nơi bọn trẻ chúng tôi hay tạt qua nhất. Có lần, anh tôi chui người vào chum bốc trộm khoai, không hiểu sao đầu chúi xuống không sao đứng dậy được. La lên thì bị lộ, mà cứ trồng cây chuối trong chum thì e chết ngạt, rốt cuộc tôi phải bắc chiếc ghế cho anh tôi lấy điểm tựa thoát hiểm. Khoai hấp cơm thì bùi. Nhưng ăn riết cũng chán, bởi khoai lang ăn vào rất luôn tạo cảm giác nóng cổ. Khoai nấu với đậu x...
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 4)
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 4) Hàng dừa Nhà ông bà ngoại tôi có một hàng dừa hơn chục cây, hình như đến nay đã trên nửa thế kỷ. Những cây dừa bây giờ đã cao bằng nóc nhà 3 tầng của anh tôi, là nơi đã gắn với tôi nhiều kỷ niệm. Nhớ những đêm trăng sáng, gió từ biển thổi mát rượi, các cô gái thôn quê tóc dài tụ họp bên những rặng dừa. Trên tay mỗi người là một chiếc nón, miệng nói, mà tay vẫn chằm nón thoăn thoắt...thế mà thẳng hàng, thẳng lối mới tài. Khi nông nhàn, hầu như nhà nào trong làng cũng làm nón, lá nón phải vào tận Kỳ Anh (Hà tĩnh) mua về. Nón ở Chợ Bùi, Chợ Bể phần lớn là do các mẹ,...
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 5)
QUÊ NGOẠI TÔI (Phần 5) Có ai đó đã nói, đôi khi không phải cái giàu sang sẽ in dấu trong tâm hồn con người, đối với tôi điều đó hoàn toàn đúng. Nếu sinh ra trong một biệt thự ở thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, có lẽ quê ngoại không còn mãi in dấu trong lòng tôi sâu đậm như vậy. Tôi nhớ mãi những năm tháng khó khăn, khi mùa màng thất bát, cậu và mự tôi phải dùng quả đậu đỏ để độn vào cơm. Những hôm đầu, cơm độn đậu rất bùi và có mùi thơm…thường là ăn với vừng, bởi chan canh vào khó nuốt, nhưng ăn riết ngày này qua ngày khác thì tạo cho ta cảm giác ngấy lên đến tận cổ. Bà con quê tôi lại c...
“Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
ƯƠM NHỮNG MẦM XUÂN Thực hiện lời dạy của Bác: “Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Hơn nửa thế kỷ qua, lời phát động “Tết trồng cây” của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị và đi vào nếp sống thường nhật của nhân dân, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Thực hiện công văn 70/ UBND-QLĐT của quận Đống Đa về việc tổ chức phát động phong trào: “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Bính Thân năm 2016 trên địa bàn quận Đống Đa. Sáng ngày 17/2/2016 trường tiểu học Trung Tự tổ chức lễ phát động: “Ngày hội trồng cây” chào...