{if 0<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/53/170965403279.jpg

  • {if 1<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/54/170965404617.jpg

  • {if 2<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/54/170965405393.jpg

  • {if 3<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/54/170965406098.jpg

  • {if 4<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/54/170965406846.jpg

  • {if 5<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2024/03/05/03/54/170965407497.jpg

  • {if 6<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/17/07/49/16003721866.png

  • {if 7<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/18/05/04/160044867058.png

  • {if 8<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/18/05/04/160044868040.png

  • {if 9<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/18/05/04/160044868688.png

  • {if 10<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/18/05/04/160044869374.png

  • {if 11<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2020/09/17/07/49/160037219992.png

  • {if 12<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2018/11/27/03/15/154333170571.png

  • {if 13<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2018/11/27/03/14/154333164021.png

  • {if 14<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/19/161727597919.png

  • {if 15<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/19/161727599190.png

  • {if 16<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/19/161727599931.png

  • {if 17<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/20/161727601348.png

  • {if 18<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/20/161727602550.png

  • {if 19<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/20/161727603413.png

  • {if 20<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/01/11/20/161727604115.png

  • {if 21<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/12/161948596550.png

  • {if 22<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/13/161948598079.png

  • {if 23<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/13/161948599141.png

  • {if 24<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/13/161948600833.png

  • {if 25<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/13/161948602599.png

  • {if 26<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/13/16194860325.png

  • {if 27<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/161948604230.png

  • {if 28<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/161948605080.png

  • {if 29<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/161948605988.png

  • {if 30<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/161948606839.png

  • {if 31<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/161948607579.png

  • {if 32<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/16194860827.png

  • {if 33<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/14/16194860902.png

  • {if 34<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/15/161948610088.png

  • {if 35<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2021/04/27/01/15/161948611845.png

  • {if 36<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2017/09/16/02/52/15055303378.png

  • {if 37<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2018/09/12/03/24/153676588179.png

  • {if 38<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2018/09/12/03/24/15367658899.png

  • {if 39<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2015/12/16/02/23/145023262883.png

  • {if 40<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2015/12/16/02/24/14502326534.png

  • {if 41<=6}
  • upload/web/50/508425/slide/2015/12/16/02/24/145023266087.png

GS Đặng Văn Ngữ, tài hoa và bạc mệnh

Thời gian đăng: 11-06-2018 08:54 | 213 lượt xemIn bản tin

GS Đặng Văn Ngữ, tài hoa và bạc mệnh

Đến giờ, người làng An Cựu, ngoại thành kinh đô Huế vẫn tự hào mỗi khi nhắc về ông,  một bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Chỉ tiếc ông tài hoa, nhân cách đến thế nhưng bản thân và gia đình đều khá bạc mệnh.

Chàng trai gốc Huế ấy tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937, tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau đó, ông làm trợ lý cho giáo sư bác sĩngười Pháp Henry Galliard chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội). Năm 1942 ông là trưởng Labo (phòng thí nghiệm) Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng. Một năm sau, ông đi du học tại Nhật Bản. Năm 1945, ông là hội trưởng hội Việt kiều yêu nước tại Nhật Bản.

Nhà ký sinh trùng số 1 Việt Nam

Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.

Năm 1955, ông sáng lập ra Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng Việt Nam, và làm Viện trưởng đầu tiên của viện này. Trong chiến tranh Việt Nam, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét tại Việt Nam.

Ngày 1 tháng 4 năm 1967, ông hy sinh trong đợt rải thảm bom B52 của Mỹ trên một địa bàn trong dãy Trường Sơn, nơi ông đang thực hiện nghiên cứu vắc xin chống sốt rét cho bộ đội Việt Nam. Cuộc đời khoa học của giáo sư Đặng Văn Ngữ không dài, nhưng với 29 công trình nghiên cứu, bài báo trong lĩnh vực kí sinh trùng đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước trong suốt giai đoạn 26 năm, từ 1936 đến 1962, ông đã xây dựng được một vốn tri thức khoa học quan trọng cho ngành ký sinh trùng và côn trùng y học của nước ta. Vắng ông, đội ngũ các nhà sinh học Việt Nam cho tới bây giờ vẫn cảm thấy mất một con chim đầu đàn của ngành, chưa được ai thay thế. Trong hoàn cảnh hiện nay, không dễ gì gặp được một nhà khoa học tài năng, nhân hậu, trong sáng và thanh bạch như thầy Đặng Văn Ngữ.

Người cha đáng tự hào

Vợ ông, bà Tôn Nữ Thị Cung sinh được 3 người con là Đặng Nhật Minh, Đặng Nguyệt Ánh, Đặng Nguyệt Quý. Khi GS. Đặng Văn Ngữ lên đường sang Nhật du học, bà Tôn nữ thị Cung ôm 3 con về Huế sống cùng gia đình nhà chồng ở An Cựu. Mãi đến năm 1949-1950 khi GS. Đặng Văn Ngữ về nước tham gia kháng chiến, bà Tôn nữ thị Cung bồng bế 3 con đi bộ từ Huế ra Việt Bắc để gia đình đoàn tụ.

Năm 1954, chồng đi công tác xa, do công việc quá mệt nhọc, căng thẳng, bà Tôn Nữ Thị Cung đã đột ngột ngất xỉu, hôn mê trong nhiều ngày. Ngay khi nhận được hung tin, GS. Đặng Văn Ngữ vội vàng trở về, nhưng dù đã cùng với đồng nghiệp là bác sĩ Hồ Đắc Di đã nỗ lực tìm mọi cách cứu chữa, Giáo sư đã không thể cứu được vợ mình. Cho đến nay, mỗi khi nhắc đến sự ra đi đột ngột của người mẹ- đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vẫn còn xúc động. Đạo diễn nói, “Mẹ tôi mất quá sớm, lúc chỉ mới 37 tuổi .. Đó là sự mất mát đầu tiên trong gia đình tôi". Sau khi vợ mất, GS. Đặng Văn Ngữ ở vậy gà trống nuôi 3 con trưởng thành. Dù nhiều lần chính gia đình bên vợ giục Giáo sư đi thêm bước nữa để có người chăm sóc, đỡ đần, nhưng Giáo sư luôn từ chối, với lý do “Làm sao tìm được một người phụ nữ thứ hai như Cung?”. Bao nhiêu tình yêu thương, Giáo sư dành hết cho các con mình.

2 năm sau, con gái út của ông là Đặng Nguyệt Quý đã qua đời (năm 1969) tại Leningrad vì quá đau buồn khi nghe hung tin về cha mình. Chị Đặng Nguyệt Quý lúc đó là du học sinh, nghe tin cha chết,  đã trải qua cú sốc quá lớn về tinh thần. Do một mình ở xa gia đình không có người thân bên cạnh an ủi, nên đã đổ bệnh và qua đời vào năm 1969 khi mới ngoài 20 tuổi. Trong thư viết cho chị gái Đặng Nguyệt Ánh, cô sinh viên du học sinh ở Leningrad đã dành cho Ba những dòng thơ đầy xúc động. Và rốt cuộc, chị đã là “bông hoa nho nhỏ” để “Ven mộ Ba,ngày tháng bên Ba”, chị ra đi trong nuốt tiếc của gia đình, bạn bè, người thân.

 

Tiếng ai hát trên Trường Sơn mây trắng

Dồn bước đi về phía quê nhà

Mỗi bước đi rừng núi nở hoa

Hoa thắm đỏ như máu Ba đã đổ

Con muốn là bông hoa nho nhỏ

Ven mộ Ba ngày tháng bên Ba

Nối tiếp bước đi, hát tiếp bài ca

Trên Trường Sơn mây trắng :

Máu thắm đường ta đi

                 lẫn mồ hôi rơi

                            lòng ta như nắng

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình”.

Nói về cái chết của GS. Đặng Văn Ngữ, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đã viết: “Cha tôi nằm lại trên Trường Sơn lặng lẽ suốt 20 năm cho đến khi tình cờ một người tiều phu phát hiện được mộ ông như mộ một người lính vô danh bởi vì trong gói vải dù bọc một ít di hài của ông chỉ có một tấm biển nhôm khắc vẻn vẹn mấy chữ: Đặng Văn Ngữ -1/4/1967. Người ta nghĩ rằng đó là hài cốt của một chiến sĩ nào đó chưa rõ tông tích nên đã quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Mãi năm năm sau anh em chúng tôi mới tìm được để đưa cha mình về nghĩa trang họ Đặng trên núi Ngự Bình”.

 Sống trên cõi tạm chỉ 57 năm, đúng là tài hoa nhưng bạc phận, nhưng liệt sĩ, Anh hùng lao động GS Đăng Văn Ngự đã làm rạng danh quê nhà. Năm 1996, GS. được truy tặng giải thường Hồ Chí Minh, giải thưởng lớn về khoa học của Nhà nước. Bà con làng An Cựu và đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh có quyền tự hào: “Cha tôi đã chia sẻ đến tận cùng số phận của đất nước, của nhân dân mình cho đến khi ông ngã xuống trên rừng Trường Sơn dưới trận mưa bom B52 như bất cứ một người lính nào đã ngã xuống trên suốt dải đất này vì sự nghiệp cao cả và thiêng liêng của Tổ quốc”. Mọi người Việt Nam đều nghĩ thế!

Tên ông được đặt cho một con đường ở quận Đống Đa, gần Đại học Y, Hà Nội, cùng với những đồng nghiệp của ông Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch.

An Thanh

  1. Gia đình GS Đặng Văn Ngữ (ảnh tư liệu gia đình)

  2. GS Đặng văn Ngữ và con trai cả đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh

  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đại học Y- Dược và Bộ môn Ký sinh trùng ngày 14/11/1955, GS là người đang tiếp chuyện.

 

Bình luận